Nạp khí Nito cho Bình tích áp và dịch vụ bảo dưỡng

Chắc hẳn, ở đây không ít người quan tâm đến câu hỏi: Nạp khí Nito cho Bình tích áp khi nào? và cách nạp khí nitơ vào bình như thế nào? Chính vì thế mà chúng tôi đã quyết định tổng hợp thông tin và tìm lời giải đáp dễ hiểu nhất trong bài viết này. Hy vọng, quý khách hàng đón đọc và có cho mình những kiến thức bổ ích về thiết bị, giúp việc sử dụng được thuận tiện hơn.

Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu qua Bình tích áp là gì? Cấu tạo, nguyên lý làm việc,công  dụng của bình tích áp từ đó tìm hiểu cách để bảo quản sử dụng bình tích áp đảm bảo tuổi thọ bình được cao nhất

===> Bảng giá gốc Bình tích áp

Cấu tạo của bình tích áp

Nếu nói đơn giản thì bình tích áp khí nén chỉ bao gồm 2 bộ phận đó là vỏ bình và ruột bình hay còn gọi là lõi bình.

Vỏ bình được các hãng sản xuất chú trọng trong việc chọn vật liệu. Thông thường, người ta thường chọn thép, thép mạ, inox để sản xuất. Tại vì nó sẽ giúp cho thiết bị cứng cáp, chống ăn mòn tốt, hạn chế oxi hóa cũng như an toàn khi có va đập.

Ruột bình (lõi bình) có 2 phần tách biệt: Một là ruột được bọc bằng lớp cao su dày dặn. Nó được bao phủ và bảo vệ bởi một lớp khí ni tơ có áp suất nhất định. Hai là phần kết nối với khí nén vào ra.

Nếu miêu tả một cách chi tiết hơn thì cấu tạo bình tích áp sẽ có cấu tạo phức tạp hơn với nhiều thiết bị như:

+ Mặt bích: Dùng để kết nối lõi bình với kết nối ở bên ngoài. Bên cạnh đó, các mặt bích còn góp phần tạo được độ kín cho bình, ngăn chặn đến mức tối đa các biến dạng ảnh hưởng tới bình.

+ Đồng hồ đo áp suất : Đây là thiết bị được lắp đặt để đo và hiển thị thông số áp suất cho người vận hành dễ dàng quan sát cũng như đảm bảo áp suất ở bên trong bình không vượt áp suất ở ngoài bình.

+ Rơ le áp suất: Nhiệm vụ của rơ le rất đơn giản đó là khi bình rỗng thì tự động bật máy bơm hay máy nén để cung cấp khí vào bên trong ruột. Khi bình đầy, thể tích lớn thì tiến hành ngắt.

+ Ruột bình tích áp: Khách hàng lưu ý, trên lý thuyết một số nhà sản xuất thông báo ruột bình có thể chịu được nhiệt độ 100 độ C. Tuy nhiên, thực tế thì ruột bình chỉ có thể chịu khoảng 70 độ C.

+ Năm đầu ngã nối: Có đến 5 đầu ngã nối được trang bị gắn cho bình tích áp đó là: Nối với ống dẫn khí vào, nối với ống dẫn khí ra, nối với rơ le, nối với đồng đồng hồ đo và một đầu nối với bình. Lựa chọn nối 5 ngã hay nối 3 ngã sẽ phụ thuộc vào yêu cầu sử dụng.

cấu tạo Bình tích áp Varem italy

Nguyên lý hoạt động của bình tích áp

===> Xem thêm : Nguyên lý làn việc của Bình tích áp

Cũng giống với nhiều thiết bị khác, bình tích áp cũng có nguyên lý hoạt động riêng.

Một lượng khí thông qua cửa vào sẽ được bơm và dẫn vào bên trong của bình. Nó sẽ nén khí ni tơ có ở trong bình đến một mức áp suất nhất định. Khi người dùng cần sử dụng hoặc hệ thống có sự cố cần phải có áp suất, lưu lượng khí thì sẽ được lấy ra từ bình một cách nhanh chóng

NGuyên lý làn việc của Bình tích áp

Các công dụng của bình tích áp

– Tích năng lượng thủy lực

– Là nguồn cấp và đảm bảo hoạt động hệ thủy lực khi có sự cố

– Tạo sự cân bằng giữa lực sinh ra và tải trọng của hệ

– Bổ sung rò rỉ cho máy bơm cấp nước

– Bổ sung lưu lượng chất lỏng làm việc ( trường hợp máy bơm hoạt động thấp hơn tiêu chuẩn

– Giảm lượng bọt tạo ra bởi máy bơm

– Ngăn ngừa va chạm thủy lực

– Giảm rung xóc

– Tăng tuổi thọ máy bơm.

Trường hợp nạp khí Nito cho bình tích áp

Lớp khí nitơ trong Bình tích áp nó rất đơn giản nhưng vô cùng quan trọng đối với hệ Bình tích áp. Nếu lớp khí Nitơ giảm dần mà cứ hoạt động bình thường thì kéo theo ruột bình cứ giãn ra và dãn đến hỏng ruột, thủng ruột làm ảnh hưởng đến cả hệ

Các bình tích áp sau một thời gian làm việc thường bị hỏng túi cao su hoặc áp suất khí Nitơ trong bình bị giảm làm ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của hệ thống, do đó cần nạp khí Nitơ cho bình tích áp

Các hệ thống chữa cháy sau một thời gian sử dụng cần được kiểm định sử dụng, kiểm định an toàn hòa động và nạp lại khí Nito. Các hệ thống sử dụng khí Nito chữa cháy sau khi đã hoạt động cần nạp lại khí Nito để đảm bảo hệ thống chữa cháy bằng khí Nito luôn trong tình trạng sẵn sàng hoạt động tốt nhất.

Đối với Bình tích áp áp khí Nitơ trong bình luôn là 2 bar. vì vậy trong quá trình sử dụng từ 3-5 tháng chúng ta phải kiểm tra định kỳ để đảm bảo an toàn cho hệ

Quý khách có thể qua kho chúng tôi để được bơm khí miễn phí

Các bước nạp khí Nitơ cho Bình tích áp :

Bước 1: Đo áp khí trong bình của Bình tích áp

Nếu áp khí trong bình =2 bar thì chúng ta không cần phải bơm thêm

Nếu áp khí trong bình < hơn 2bar chúng ta phải tiến hành bơm thêm khí vào bình

Bước 2: Chúng ta dùng máy nén khí để bơm khí vào van nap và xả khí của bình và xem đòng hồ đế khi được 2 bar thì dừng lại

Công việc nạp khí vào bình đã thành công!

===>Xem thêm : Sự cố và cách sửa chữa Bình tích áp tại nhà

Công ty Cổ Phần Matra Quốc Tế với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực bình tích áp thủy lực, là đại diện của Varem tại Việt Nam sẽ đáp ứng dịch vụ kiểm tra và thay thế bình tích áp theo quy trình tiêu chuẩn:
–  Kiểm tra, đánh giá tình trạng bình tích áp.
–  Thay thế ruột bình tích áp lên tới 2000 L.
–  Nạp khí cho bình tích áp lên đến 400 bar.
–  Tư vấn khách hàng lựa chọn loại bình, nhãn hàng.

===> mua Bình tích áp Varem 10 bar

Quý khách liên hệ : 0983.480.875 (zalo-call) để mua hàng giá ưu đãi nhất

Hiện nay có rất nhiều hàng giả, hàng kém chất lượng. Quý khách lưu ý để mua hàng chính hãng

Tổng kho Bình tích áp Varem nhập khẩu chính hãng

Công Ty Cổ Phần Matra Quốc Tế

Địa chỉ: Số 41/1277 đường Giải Phóng, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

Email :  sieuthibom@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ ngay với chúng tôi!
Call